Phương pháp dạy trẻ 2 tuổi tập nói khoa học và đạt được hiệu quả cao nhất chính là điều mà các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm hiện nay. 2 tuổi là giai đoạn quan trọng để giúp con tiếp cận với sự đa dạng của ngôn ngữ, hình thành và phát triển khả năng giao tiếp toàn diện trong tương lai. Cho nên cha mẹ nên tham khảo và vận dụng những cách dưới đây để cùng con yêu có được khoảng thời gian tập nói hiệu quả, không áp lực.
1. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển dần qua các giai đoạn, với mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Có trẻ nói sớm nhưng cũng có những trẻ sẽ nói chậm hơn các bạn cùng trang lứa.
– Từ 3 – 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu khả năng làm quen, phản xạ với âm thanh. Khi ba mẹ nói chuyện hoặc hát ru thì bé đã biết lắng nghe, biết cười giòn tan và hóng chuyện.
– Từ 6 – 9 tháng tuổi: Đây là giai đoạn mang lại nhiều cảm xúc nhất cho các bậc cha mẹ, nhất là những người lần đầu có em bé bởi bé bắt đầu phát âm được những từ đơn giản 2 âm tiết như ba ba, ma ma, bà bà… Cảm giác lần đầu được nghe em bé của mình gọi tên thực sự khiến cho cha mẹ vỡ oà vì hạnh phúc và sung sướng. Sau đó, trẻ bắt đầu chú ý và bập bẹ nói chuyện, bắt chước khẩu hình và cách nói chuyện của những người xung quanh.
– Từ 9 – 12 tháng tuổi: Những em bé nói sớm khi bắt đầu bước vào tháng thứ 9 sẽ có thể nói được khoảng 3 từ. Giọng nói của bé chưa thực sự rõ ràng nhưng lại rất đáng yêu, bé dần học theo các cử động cơ miệng của ba mẹ và những người xung quanh và làm theo.
– Từ 12 – 15 tháng tuổi: Lúc này bé có thể nói được các câu tầm khoảng 4 từ trở lên, bé dần học theo và biết cách ghép và nói các câu ngắn theo đúng trật tự. Từ 12 đến 15 tháng tuổi bé rất thích giao tiếp với ba mẹ và mọi người xung quanh nên người lớn cần tăng cường tương tác với con.
– Bé 2 tuổi: Em bé 2 tuổi sẽ có thể biết tầm khoảng 50 đến 70 từ quen thuộc và ghép thành câu hoàn chỉnh. Đây cũng chính là lúc ba mẹ cần có phương pháp dạy con học nói thật phù hợp để giúp bổ sung lượng từ vựng và giúp con nói tốt hơn.
– Từ 2,5 – 4 tuổi: Ở giai đoạn này bé đã có lượng từ vựng lên đến 1000 từ và nói được các câu dài hơn. Bé bắt đầu hát theo và thuộc những bài hát đơn giản, biết đặt các câu hỏi về thế giới xung quanh, miêu tả về mọi thứ yêu thích, nhận biết màu sắc, đồ vật…
2. Cách dạy bé 2 tuổi tập nói hiệu quả, ba mẹ không áp lực
Quá trình dạy bé 2 tuổi tập nói không phải là đơn giản, đôi lúc áp dụng sai phương pháp còn khiến cho ba mẹ cực kỳ áp lực và mọi chuyện trở nên khó khăn hơn. Vì vậy những phương pháp dưới đây chính là “chìa khóa vàng” để giúp ba mẹ dạy bé tập nói và phát triển khả năng ngôn ngữ diệu kỳ, toàn diện cho con.
Tích cực nói chuyện với trẻ
Lisa Nalven – Giám đốc của Trung tâm Phát triển Trẻ em Valley thuộc New Jersey đã tiến hành nghiên cứu và nhận định rằng: “Bắt chước rất quan trọng đối với sự phát triển các khả năng từ ngôn ngữ đến kỹ năng xã hội”. Khi bước vào giai đoạn 2 tuổi là lúc trẻ dần dần nhận thức mọi thứ, học và bắt chước theo các hành động, lời nói của người xung quanh.
Cho nên để giúp trẻ nhanh nói hơn thì ba mẹ cần tích cực trò chuyện với con, điều này tạo nên sự kết nối và mang lại hiệu quả rất cao. Trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên từ những lời nói của ba mẹ và mọi người, bắt chước khẩu hình cũng như cách phát âm, dần dần hình thành nhận thức về từ ngữ, câu chữ.
Khi trò chuyện cùng con hãy cố gắng nói và giải thích mọi thứ một cách ngắn gọn. Nói với trẻ về những thứ quen thuộc xung quanh, nói nhiều lần để trẻ có thể dễ dàng in sâu vào trí nhớ của con và phản xạ nhanh nhất.
Cách dạy con tập nói hiệu quả bằng các mẩu chuyện
Cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói bằng những mẩu chuyện được nhiều ba mẹ áp dụng hiện nay và mang lại hiệu quả bất ngờ. Những mẫu chuyện được kể nhiều lần trước khi con ngủ giúp bé nhận biết và dần học thuộc lòng. Khoảng 2 đến 3 lần đầu bạn hãy kể cho con nghe và những lần sau đó thì tương tác để bé tham gia vào câu chuyện. Điều này tạo nên sự hứng thú và giúp trẻ học thuộc, ghi nhớ tốt nhất.
Để trẻ tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa
Việc cho trẻ tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa nhiều chính là cách dạy bé 2 tuổi tập nói được khuyến khích. Các bé khi chơi cùng nhau sẽ tăng cường sự trao đổi ngôn ngữ, giúp bé thoải mái, tự tin hơn.
Có thể cho bé đi công viên chơi cùng các bạn hoặc đi nhà trẻ giúp bé vui chơi lành mạnh, an toàn. Các bé giao tiếp với nhau bằng những câu nói tự nhiên, tăng khả năng thu nhận từ vựng hiệu quả.
Áp dụng mẹo dân gian
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian để dạy trẻ 2 tuổi tập nói, những cách này thường được ông bà ngày xưa sử dụng và cũng khá hay ho để làm theo.
Mẹo được áp dụng nhiều nhất đối với những em bé chậm nói đó là giật thức ăn ở chợ: Khi mẹ đi chợ thì sẽ đưa con đi cùng, nếu thấy ai đó đang chuẩn bị đưa thức ăn vào miệng thì sẽ nhanh chóng giật lấy rồi đưa cho con ăn, điều này giúp bé nhanh nói hơn.
Nghe hơi có phần phi lý nhưng mà rất nhiều mẹ đã làm theo và đều thừa nhận rằng nó mang tới hiệu quả đối với quá trình tập nói của con. Những phương pháp dân gian vẫn luôn được người Việt tin tưởng và làm theo vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm của người đi trước.
Ngoài những phương pháp dạy bé 2 tuổi tập nói ở trên thì ba mẹ có thể áp dụng các cách khác như cùng con nghe nhạc, đọc sách, chơi trò chơi, đặt câu hỏi và trả lời cùng con…
3. Lưu ý khi dạy bé 2 tuổi tập nói
Để dạy trẻ 2 tuổi tập nói mang lại hiệu quả thì ba mẹ cũng cần phải đặc biệt lưu ý những điều dưới đây:
Phải có sự kiên nhẫn, không nóng vội
Khi con 2 tuổi thì mọi thứ xung quanh đều mới mẻ, con trẻ sẽ dần dần khám phá và học theo. Vì vậy mọi sự giao tiếp, chăm sóc con đều cần phải làm theo từng bước để giúp trẻ tiếp thu từng chút, từ đơn giản đến phức tạp. Nhiều cha mẹ vì thấy con chậm nói hơn những bạn khác sẽ thường nóng vội, thúc ép con học nói một cách quá mức, dẫn đến phản ứng ngược.
Vì thế lưu ý ba mẹ cần phải đặt lên hàng đầu khi dạy con tập nói đó là luôn tạo một môi trường thoải mái, không thúc ép. Bởi khi mọi thứ vui vẻ, nhẹ nhàng thì hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ cao hơn.
Nên tăng cường giao tiếp trực tiếp, hạn chế cho trẻ xem điện thoại, tivi quá nhiều
Nhiều ba mẹ hiện nay vì để con ngoan ngoãn ăn uống hoặc không khóc thì thường cho con xem điện thoại quá nhiều. Nhưng mà ba mẹ lại không biết rằng việc xem Tivi, điện thoại chỉ là sự tương tác 1 chiều, dẫn đến hạn chế khả năng giao tiếp và học ngôn ngữ của trẻ. Đặc biệt, ảnh hưởng không tốt đến mắt cũng như da của bé vì các tia độc hại từ sóng của điện thoại.
Cho nên thay vì cho con xem điện thoại hãy dành thời gian nói chuyện, đọc sách cho con nghe để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Không nhại theo giọng của trẻ
Trẻ con khi mới bắt đầu tập nói sẽ phát âm không chuẩn và thậm chí là phát âm sai, nhưng nhiều cha mẹ lại thích nhại theo giọng bé khiến con dễ hiểu làm rằng đó là phát âm đúng. Điều này sẽ gây nên những hậu quả không tốt cho quá trình học nói của con.
Nên ba mẹ hãy kiên nhẫn sửa cho con, dần dần con sẽ phát âm chuẩn các từ, đặc biệt quan trọng đó là nên dùng giọng phổ thông để dạy trẻ giúp con hình thành tư duy chuẩn xác về ngôn ngữ tiếng Việt.
Chọn lọc những điều hay để dạy trẻ
Trẻ con sẽ học theo hầu như tất cả mọi thứ từ ba mẹ nên việc dạy trẻ tập nói cần phải chọn lọc những điều hay và tốt nhất. Vì nếu như bạn để cho bé nghe được những từ ngữ không hay một cách thường xuyên thì nó sẽ in sâu vào tiềm thức và sẽ rất khó sửa chữa về sau.
Dạy con điều hay sẽ hình thành cho trẻ một hệ ngôn ngữ đẹp, giúp con phát triển toàn diện và trở thành một người có tri thức tốt. Ba mẹ tuyệt đối đừng nghĩ rằng trẻ con không biết gì bởi con của bạn sẽ bắt chước và học theo các hành vi, lời nói của bạn một cách nhanh chóng đến mức bạn không ngờ được.
Không lớn tiếng quát mắng con khi con đọc sai
Khi dạy trẻ 2 tuổi tập nói có những lúc bé không nghe lời và làm sai ý của ba mẹ, lúc này tuyệt đối không được quát mắng con nặng lời vì nó sẽ làm tổn thương sâu sắc đến tiềm thức của con trẻ.
Đặc biệt, nếu bạn lớn tiếng với con thì sẽ khiến con sợ hãi và ảnh hưởng đến tình cảm, sự gắn bó giữa bạn với con của mình. Hãy nhẹ nhàng, từ từ giải thích cho con hiểu về mọi thứ, cho dù con có chậm hơn những bạn bè cùng trang lứa.
Các thành viên trong gia đình cần thống nhất về phương pháp dạy trẻ
Rất nhiều gia đình sẽ có các thế hệ cùng sinh sống với nhau và đôi lúc có sự bất đồng trong cách nuôi dạy con cháu. Vì thế cho nên ba mẹ cần phải thảo luận và cùng nhau đưa ra phương pháp dạy con tốt nhất. Mọi thứ ba mẹ và ông bà giao tiếp với trẻ cần thống nhất, không nên quá cưng chiều trẻ mà nên yêu thương đúng mực, để trẻ được khám phá thế giới và học những điều tốt nhất.
Những phương pháp dạy trẻ 2 tuổi tập nói ở trong bài viết trên đây, nếu ba mẹ áp dụng và làm theo đúng cách thì chắc chắn sẽ mang tới hiệu quả tốt nhất. Giai đoạn này cần phải có sự nỗ lực rất lớn của ba mẹ vì thế cho nên hãy kiên nhẫn, lắng nghe và đồng hành cùng con nhé.