Những năm tháng đầu đời của trẻ là những cột mốc thú vị, khi bé tập lật người, tập trườn, tập bò, tập đứng, tập ăn, tập nói, và có lẽ điều thú vị nhất là khi bé học cách đi. Trẻ mấy tháng tuổi thì bắt đầu biết đi, chắc sẽ câu hỏi mà các bậc phụ huynh thường hay thắc mắc đặc biệt là những gia đình lần đầu làm cha mẹ.

Có rất nhiều giai đoạn nhỏ mà bé phải trải qua để có được những bước hành công đầu tiên trong đời. Trẻ mấy tháng tuổi biết đi có lẽ là điều mà cha mẹ rất quan tâm, đó không chỉ là thời điểm đánh dấu quá trình phát triển của trẻ mà còn là dấu ấn không thể quên của cha mẹ.

Đối với hầu hết trẻ em, việc biết đi sẽ đến một cách tự nhiên khi chúng học được những điểm mạnh và hạn chế trên cơ thể mình. Tuy nhiên, một số bé vẫn có thể cần tập luyện thêm một chút để đạt được điều đó.

Mấy tháng tuổi thì trẻ sẽ bắt đầu biết đi?

Tùy vào sự phát triển của mỗi trẻ thì thời điểm bé biết đi có thể khác nhau, thông thường trẻ sẽ bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong giai đoạn 9- 18 tháng tuổi.

Từ 6-12 tháng tuổi: Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi bé đã có thể biết ngồi. Khi bạn bé bé ở tư thế đúng bé bắt đầu có hành động nảy người lên xuống như đang nhúng nhảy. Bé có thể ngồi một mình để chơi, bé ngồi được lâu hơn và có khả năng dùng tay chống đỡ cho cơ thể. Giai đoạn này cơ chân của bé tiếp tục phát triển và bé bắt đầu thành thạo các động tác lăn, trườn, bò và ngồi.

Trẻ mới sinh bao nhiêu tháng là biết đi?

Trong giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi, nhiều trẻ đã có thể tập đứng thẳng bằng cách vịn vào các đồ vật trong nhà. Bé sẽ bắt đầu tự kéo mình đứng dậy với sự hỗ trợ của những vật dụng trong nhà hoặc người lớn. Kỹ năng kéo người lên này là thời điểm tuyệt vời để giúp bé bắt đầu tập giữ thăng bằng khi đứng và làm quen với tư thế đứng.

Từ 13-18 tháng tuổi: Trẻ từ 12 tháng tuổi đã có thể biết đi. Những bước đầu tiên là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với con bạn – sự thích thú của bé và là niềm vui của cha mẹ khi chứng kiến những bước đi đầu đời của con.

Trong giai đoạn này bé sẽ bắt đầu tập đứng vững và giữ thăng bằng tốt hơn trên đôi chân của mình. Khi tập đi sẽ có những vô số lần bé vấp ngã, điều mà cha mẹ cần làm là khuyến khích bé đi nhiều hơn có thể.

Từ 19-24 tháng tuổi: Khi bé đã đứng vững trên đôi chân của mình sẽ sẽ bắt đầu sử dụng tường hay đồ đạc trong nhà để di chuyển. Giai đoạn này cha mẹ nên lưu ý các vật dụng trong nhà để tránh những tai nạn có thể gây nguy hiểm cho trẻ mới biết đi kéo đồ đạc và thiết bị như tủ đựng quần áo và tivi, hay nguy hiểm từ những thiết bị điện, ổ điện ở trên tường.

Từ 25- 36 tháng tuổi: bé có những bước đi cân bằng và vững chắc hơn, bé sẻ đi bằng bàn chân thay vì nhón chân để đi

12 tháng tuổi trẻ vẫn chưa biết đi có phải là chậm đi?

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có 6 mốc thời gian đánh dấu sự phát triển vận động bình thường của trẻ bao gồm: 

Từ 4-9 tháng: Trẻ có thể ngồi không cần đỡ 

Từ 5-11.5 tháng: Trẻ có thể đứng vịn nhờ vào đồ vật

Từ 5-13.5 tháng: Trẻ biết bò phối hợp tay chân 

Từ 6-14 tháng: Trẻ biết vịn vào đồ vật hay người để đi 

Từ 7-17 tháng: Trẻ bắt đầu đứng vững trên đôi chân của mình

Từ 8-18 tháng: Trẻ có thể đi vững 

Ngoài ra, mẹ  cần lưu ý nếu bé có những đặc điểm bất thường như chân yếu, bắp chân không đều, đi khập khiễng,… thì nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt vì để về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến khung xương, khả năng đi đứng, dáng đi của trẻ khi trưởng thành. Nếu sau 18 tháng bé vẫn chưa có những dấu hiệu biết đi thì mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra nhé!

Dấu hiệu cho bố mẹ thấy trẻ sắp biết đi

dấu hiệu nào giúp các bậc phụ huynh nhận ra con mình sắp tập đi

  • Bò chổng mông lên trời: Bé có những dấu hiệu bò chổng mông lên trời như dồn sức đứng dậy.
  • Thường nhướng người ngồi dậy: Khi bế bé ở dáng ngồi hay đứng, bé thường nhướng người như muốn đứng lên.
  • Vịn vào những đồ vật để đứng: bé tập làm quen khi đứng khi trọng lượng cơ thể đổ dồn sức nặng lên đôi chân của mình.
  • Bắt đầu đứng mà không cần sự hỗ trợ của người lớn: Khi bé quen với việc đứng vịn vào đồ vật và chập chững những bước đi đầu tiên, bé sẽ thường xuyên có những hành động đứng lên ngồi xuống mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. 
  • Đi men theo đồ nội thất trong nhà hoặc tường: bé bắt đầu đi xung quanh bằng cách bám vào các đồ vật trong nhà và lần đi từ từ. Giữ các đồ vật và đồ đạc ở gần để bé biết rằng chúng luôn có thứ gì đó chắc chắn để bám vào. Và hãy đảm bảo rằng người lớn luôn đứng đủ gần trẻ và dang rộng cánh tay sẵn sàng đỡ lấy nếu trẻ ngã.

Những động tác tập luyện giúp bé sớm có những bước đi đầu đời

Không cần những bài tập cầu kỳ mà ngay từ những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của bé như tư thế ngồi, đứng, nằm, chế độ dinh dưỡng,… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ. Bên cạnh đó khả năng giữ thăng bằng và sự tự tin cũng là những yếu tố giúp bé sớm biết đi. Điều cha mẹ nên làm đó là hạn chế bế bồng bé, khuyến khích, giúp đỡ và cùng bé trải nghiệm một trong những bài học bé cần vượt qua trên cuộc đời đó là tập đi.

tập cho bé đi từ sớm

  • Giữ trẻ ở tư thế đứng thay vì tư thế ngồi: Đứng nhiều sẽ giúp cơ, xương chân của bé thêm rắn khỏe. Đây là tiền đề tốt trong quá trình tập đi của bé.
  • Hạn chế bế trẻ: vì khi trẻ được bế thường xuyên sẽ lười vận động và không muốn tập đi.
  • Hãy biến việc tập đi thành việc chơi trò chơi cùng con của mình và không ngừng khích lệ tinh thần, giao tiếp với trẻ để con cảm thấy hứng thú hơn trong việc tập đi.
    • Trò chơi giữ thăng bằng: giúp trẻ đứng lên sau đó từ từ thả tay ra xem trẻ đứng được bao lâu trước khi ngã. Hãy khích lệ bé thật nhiều, bé sẽ có cảm giác thích thú và vui cười vì nghĩ rằng cha mẹ đang giỡn với mình.
    • Bước đi cùng con: Đặt chân bé lên chân bạn và bước đi thật chậm, giúp bé cảm nhận được sự di chuyển từ đôi chân nhỏ của mình.
    • Nắm hay đỡ tay sau nách: nằm tay từ phía trước dìu bé hay đỡ trẻ từ phía sau hướng dẫn con đi một cách cẩn thận rồi từ từ thả tay ra khi trẻ đã có thể bước những bước nhỏ.
    • Vươn người để cao lớn: Đặt những món đồ bé yêu thích ở vị trí cao để khuyến khích bé rướn người để chạm vào.

Những điều cần mẹ lưu ý trong giai đoạn tập đi cho trẻ

Khi bé ở nhà nên để bé tập đi bằng chân trần, giúp bé cải thiện sự cân bằng. Điều này sẽ giúp các cơ của trẻ hoạt động nhiều hơn để tìm ra cách hoàn hảo để nhào xuống đất nhằm giúp bé tập đi. Đi chân trần chạm còn là một trải nghiệm giác quan tuyệt vời cho trẻ.

Tất cả các đầu dây thần kinh ở phía dưới bàn chân của bé sẽ cảm nhận được các bề mặt sàn. Những tín hiệu cảm giác này được gửi đến não và cung cấp nhiều nhận thức hơn cho trẻ.

Ba mẹ cần lưu ý trong quá trình dạy bé tập đi

Nếu sàn nhà gạch men dễ trơn trợt, cha mẹ nên lót sàn bằng thảm xốp, đệm để bước chân của bé được vững hơn, không bị trơn trượt và bảo vệ bé khi té ngã. 

Mặc dù đi bằng chân trần trong nhà là một cách tuyệt vời để tăng cường cơ bàn chân và mắt cá chân, nhưng điều quan trọng là mẹ phải trang bị cho con những đôi giày phù hợp để đi ra ngoài trời để hỗ trợ trẻ đi bộ trong cuộc phiêu lưu mới nhất.

Mẹ cần chọn cho bé một đôi giày phù hợp khi đi ra ngoài để giúp bảo vệ đôi chân của bé. Mẹ nên chọn giày đúng kích thước cho con, bởi vì khi đi giày quá rộng hay quá chật, bé sẽ cảm thấy không thoải mái, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của chân trẻ nhỏ, xương bàn chân và dáng đi của trẻ về sau.

Chất liệu giày thoáng khí, mềm mại đế giày bằng phẳng và chống trượt đảm bảo sự an toàn cho bé trong khi di chuyển. 

Để tránh tai nạn và thương tích nguy hiểm đến trẻ, mẹ cần chú ý các vật dụng trong nhà, các thiết bị điện, ổ điện, các vật sắc nhọn, hay những khu vực nguy hiểm như bậc thang,… vì khi trẻ mới biết đi có thể đồ đạc và thiết bị như tủ quần áo hay tivi. Mẹ có thể giới hạn khu vực tập đi an toàn cho trẻ bằng những hàng rào chắn.

Động lực lớn nhất cho một đứa trẻ là khuôn mặt tươi cười của cha mẹ. Đảm bảo rằng cha mẹ đang tích cực tương tác với trẻ tập đi, vỗ tay khen ngợi khi trẻ có thể tự bước đi, để bé cảm nhận được khả năng của chúng được củng cố.

Có nên dùng xe hay ghế tập đi cho trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến khích việc sử dụng xe hay ghế tập đi cho trẻ, vì có thể dễ khiến cơ – xương không lớn mạnh xương và biến dạng chân vòng kiềng. Tư thế khi ngồi xe tập đi bé sẽ nửa đứng nửa ngồi, chân không thẳng và khi di chuyển bé thường dùng mũi chân thay vì dùng cả bàn và đặt gót chân xuống rồi mới di chuyển. 

Việc cho bé ngồi xe hay sử dụng ghế tập đi không hề giúp bé biết đi sớm hơn thay vào đó sẽ khiến bé lười tập đi, không có sức cố gắng. Không nên dùng xe sẽ giúp bé phát triển rèn luyện các cơ trong cơ thể cứng cáp hơn, giúp bé có những bước đi vững vàng hơn. 

Những loại thực phẩm giúp bé bổ sung canxi, giúp trẻ sớm biết đi

Mẹ nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm chứa lysine, các loại vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B, các vi khoáng chất,… giúp đáp ứng đầy đủ dưỡng chất để phát triển xương cơ khỏe mạnh. 

Câu hỏi mấy tháng trẻ biết đi sẽ không có câu trả lời chính xác vì mỗi trẻ nhỏ đều phát triển theo tốc độ của riêng chúng, cho nên quá trình biết đi của mỗi bé là khác nhau. Và điều này cũng là điều bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ học đi là cả một quá trình dài, cha mẹ cần kiên nhẫn luôn ở bên hỗ trợ, tạo điều kiện khuyến khích và tạo động lực cho bé để bé có thể đạt được sự thành công với một trong những bài học, dấu mốc quan trọng đầu tiên trong đời mình.