Nuôi con được xem là một trong những việc làm khó khăn nhất mà cha mẹ phải trải qua trong hành trình làm cha mẹ. Làm thế nào để con cao lớn và phát triển khỏe mạnh, nỗi lo lắng khi con chậm lớn, bị còi xương, hay thấp bé so với bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ sơ sinh có đủ hình dạng và kích cỡ. Nếu cân nặng của em bé ở mức phần trăm thấp hơn – hoặc cao hơn – thì điều này không nhất thiết báo hiệu vấn đề về tăng trưởng hoặc phát triển thể chất của trẻ. Biểu đồ cân nặng có thể giúp bạn theo dõi sự phát triển của bé, vì tăng cân đều đặn là dấu hiệu cho thấy bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

Chiều cao cân nặng trung bình của trẻ đạt chuẩn

Tất cả trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, biểu đồ sau đây cho biết tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ đạt chuẩn qua mỗi giai đoạn sẽ giúp cha mẹ có thể chủ động hơn trong việc cân bằng lượng dinh dưỡng cho trẻ, ngăn ngừa sự béo phì bổ sung thêm các dưỡng chất giúp cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ…

Bài viết dưới đây của bạn bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo tuổi để tiện theo dõi hơn. Đây thông tin và dữ liệu cho các biểu đồ tăng trưởng trên được lấy từ  Tổ chức Y tế Thế giới WHO về chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam.

Chiều cao cân nặng bé trai

Chiều cao trung bình và cân nặng bé trai từ 0 – 11 tháng tuổi

Cân nặng trung bình một bé trai sơ sinh là 3,3 kg và dài 49,8 cm. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng khoảng 20-30 gam mỗi ngày cho đến khi được ba tháng tuổi. Khi được bốn tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều tăng gấp đôi trọng lượng khi sinh. Khi được 1 tuổi, hầu hết cân nặng đã tăng đã tăng gấp ba lần lúc mới sinh.

Bé trai: 0 – 11 tháng tuổi
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Sơ sinh 3.3 49.9
1 tháng 4.5 54.7
2 tháng 5.6 58.4
3 tháng 6.4 61.4
4 tháng 7.0 63.9
5 tháng 7.5 65.9
6 tháng 7.9 67.6
7 tháng 8.3 69.2
8 tháng 8.6 70.6
9 tháng 8.9 72.0
10 tháng 9.2 73.3
11 tháng 9.4 74.5

Chiều cao trung bình và cân nặng bé trai từ 12 đến 23 tháng

Mức tăng cân trung bình sẽ vào khoảng 1,8 đến 2,7 , với mức tăng trưởng chiều cao trung bình khoảng 5.08 đến 6.72 cm.

Bé trai: 12 – 23 tháng
Tuổi Cân nặng () Chiều cao (cm)
12 tháng 9.6 75.7
13 tháng 9.9 76.9
14 tháng 10.1 78
15 tháng 10.3 79.1
16 tháng 10.5 80.2
17 tháng 10.7 81.2
18 tháng 10.9 82.3
19 tháng 11.1 83.2
20 tháng 11.3 84.2
21 tháng 11.5 85.1
22 tháng 11.8 86
23 tháng 12 86.9

 

Chiều cao trung bình và cân nặng bé trai từ 2 đến 12 tuổi

Từ 9 đến 15 tuổi, trẻ bước đến giai đoạn tiền dậy thì, đây được coi là khoảng thời gian mà trẻ phát triển vượt bậc.Trong khoảng thời gian này, việc cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng cho trẻ là điều rất quan trọng nhằm tạo điều kiện dự trữ tốt nhất cho việc tăng vọt ở giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, cần lưu ý là nhiều trẻ trong độ tuổi này đang trải qua giai đoạn dậy thì tăng trưởng đột ngột, trẻ dễ bị thừa cân so với cân nặng chuẩn theo độ tuổi thực tế. 

Bé trai: 2 – 12 tuổi
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
2 tuổi 12.2 87.8
3 tuổi 14.3 96.1
4 tuổi 16.3 103.3
5 tuổi 18.3 110
6 tuổi 20.5 116
7 tuổi 22.9 121.7
8 tuổi 25.4 127.3
9 tuổi 28.1 132.6
10 tuổi 31.2 137.8
11 tuổi 35.6 143.5
12 tuổi 39.9 149.1

Chiều cao trung bình và cân nặng trong giai đoạn trẻ vị thành niên của bé trai từ 13 đến 20 tuổi

Các bé trai bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 đến 12 tuổi và kết thúc vào khoảng 16 đến 17 tuổi. Ở tuổi dậy thì, cơ thể các bé trai sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong đời. Trong giai đoạn này, có thể tăng và giảm cân nhanh chóng cũng như tăng thêm vài cm chiều cao – dường như chỉ sau một đêm. Đây được xem là thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của các bé trai.

Bé trai tuổi teen: 13 – 20 tuổi
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
13 tuổi 45.3  156.2
14 tuổi 45.3  163.5
15 tuổi 56 170.1
16 tuổi 60.8  173.4
17 tuổi 64.4 175.2
18 tuổi 66.9 175.7

Chiều cao cân nặng của bé gái

Chiều cao trung bình và cân nặng của bé gái từ 0 – 11 tháng tuổi

Cân nặng trung bình một bé gái sơ sinh là 3.2 kg và dài 49.1 cm. Bé gái thường sẽ nhẹ cân và nhỏ người hơn các bé trai.

Bé gái: 0 – 11 tháng
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
0 tháng 3.2 49.1
1 tháng 4.2 53.7
2 tháng 5.1 57.1
3 tháng 5.8  59.8
4 tháng 6.4  62.1
5 tháng 6.9  64
6 tháng 7.3  65.7
7 tháng 7.6  67.3
8 tháng 7.9  68.8
9 tháng 8.2  70.1
10 tháng 8.6  71.5
11 tháng 8.7  72.8

Chiều cao trung bình đến cân nặng bé gái từ 12 đến 23 tháng

Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi là giai đoạn trẻ tập đi. Cân nặng và chiều cao của trẻ mới biết đi có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình. Nếu vậy, các mẹ đừng quá lo lắng – điều đó không có nghĩa là có gì sai vì những con số trong các biểu đồ này chỉ là một điểm chuẩn.

Bé gái: 12 – 23 tháng
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
12 tháng 8.9 74
13 tháng 9.2 75.2
14 tháng 9.4 76.4
15 tháng 9.6 77.5
16 tháng 9.8 78.6
17 tháng 10 79.7
18 tháng 10.2 80.7
19 tháng 10.4 81.7
20 tháng 10.6 82.7
21 tháng 10.9 83.7
22 tháng 11.1 84.6
23 tháng 11.3 85.5

Chiều cao trung bình đến cân nặng của trẻ em gái từ 2 đến 12 tuổi

Một bé gái mười tuổi sẽ nặng trung bình khoảng 31.9 kg và cao 138.6cm. Các bé gái có thể nặng hoặc nhẹ hơn nhưng vẫn được coi là khỏe mạnh vì có nhiều sự khác biệt về cân nặng giữa các trẻ ở độ tuổi này.

Bé gái: 2 – 12 tuổi
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
2 tuổi 11.5 86.4
3 tuổi 13.9 95.1
4 tuổi 16.1 102.7
5 tuổi 18.2 109.4
6 tuổi 20.2 115.1 
7 tuổi 22.4 120.8
8 tuổi 25 126.6
9 tuổi 28.2 132.5
10 tuổi 31.9 138.6
11 tuổi 36.9 144
12 tuổi 41.5 149.8 

Chiều cao trung bình đến cân nặng của các bé gái tuổi teen từ 13 đến 20 tuổi

Trung bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10 đến 11 tuổi và kết thúc tuổi dậy thì vào khoảng 15 đến 17. Khi các bé gái bước vào giai đoạn dậy thì, thường trải qua những thay đổi đáng kể về sinh lý, cân nặng, thành phần xương, chiều cao và cân nặng.

Bé gái tuổi teen: 13 – 20 tuổi
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
13 tuổi 45.8  156.7
14 tuổi 47.6 158.7
15 tuổi 52.1  159.7
16 tuổi 53.5  161.5
17 tuổi 54.4  162.5
18 tuổi 56.7 163

Hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ

Đối với trẻ từ 0 – 18 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh cơ thể chưa cứng cáp hay trẻ chưa thể tự đứng vững và biết đi. Bạn bạn có thể sử dụng phương pháp đo nằm hoặc vạch các mức đo bằng thước trên sàn nhà.Với trẻ sơ sinh bạn có thể sử dụng cân chuyên dụng và đặt bé nằm yên trên bàn cân. 

Đặt trẻ nằm trên vạch và giữ phần đầu và chân bé thẳng một cách nhẹ nhàng. Chân bé chạm vạch không và phần đỉnh đầu là đỉnh chính xác chiều cao của bé. 

Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi

Đối với các bé lớn hơn có thể tự đứng được thì phần việc này diễn ra dễ dàng hơn với việc đo chiều cao bằng thước đứng. Bé chỉ cần đứng sát vách tường, chân chạm đất và vuông góc với sàn nhà. Đỉnh đầu chạm với tường phía trên là điểm đo chiều cao chính xác của bé.

Một số lưu ý khi đo cân nặng cho trẻ

Khi đo cân nặng của trẻ sơ sinh, để kết quả chuẩn xác nhất thì mẹ nên đo vào buổi sáng, lúc bé chưa ăn gì và sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện nhé.

Mẹ đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã khoảng 200-400 gram thì sẽ ra số cân nặng của trẻ chính xác nhất.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ

  • Gen di truyền và môi trường đều ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng. 
  • Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ vị thành niên thay đổi theo giới tính, tuổi tác, chủng tộc, dân tộc và quốc tịch. 
  • Bệnh lý là điều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ phát triển nhanh và tốt hơn một đứa trẻ hay bị bệnh. 
  • Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến 32% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sơ sinh. Trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, người mẹ chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, canxi, phospho, axit folic, vitamin D, axit béo không no… và nên cho bú mẹ trong 6 tháng đầu đời.
  • Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trong trong từng giai đoạn phát triển của trẻ. Một đứa trẻ ăn uống đầy đủ chất có thể hạn chế được tình trạng suy dinh dưỡng và thấp bé.
  • Hoạt động thể dục thể thao, vận động giúp trẻ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, phát triển xương, sự dẻo dai, khỏe mạnh…

Bí quyết giúp cải thiện chiều cao và cân nặng của trẻ

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất

Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất như chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, các loại đậu…) chất bột đường (khoai lang,c khoai môn, gạo, bánh mì, bắp…), chất béo (các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu mè…), thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp và khoáng chất: (vitamin A, B, Canxi, Sắt, Kẽm, Iốt… có trong hoa quả, các loại rau xanh đậm, thủy hải sản…), trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, sữa hỗ trợ cho sự phát triển trí não, chiều cao và cân nặng của trẻ. Trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau. Mẹ nên cân nhắc loại sữa có thành phần phù hợp với nhu cầu và mục đích mong muốn phát triển của trẻ. 

Bí quyết giúp cải thiện chiều cao và cân nặng của trẻ

Thay đổi chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt:

Nghỉ ngơi và vận động phù hợp với độ tuổi sẽ thúc đẩy các cơ quan bên trong cơ thể nhận được dinh dưỡng, năng lượng để phát triển tối ưu. Mẹ nên tập cho bé ngủ và thức dậy đúng giờ. Không thỏa hiệp khi bé mè nheo hay làm nũng.

Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vận động ngoài trời

Những trẻ lớn hơn có thể tham gia đi bộ, bơi lội, đạp xe, chơi đá banh, bóng rổ, cầu lông…

Giữ cho môi trường sống sạch sẽ để tránh các bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Môi trường sống sạch sẽ, giúp hạn chế được các bệnh lây nhiễm, bệnh về đường hô hấp,… kết hợp với chế độ dinh dưỡng giúp trẻ có 1 hệ miễn dịch, sức đề kháng tốt, phát triển khỏe mạnh.

Tất cả trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau và cân nặng và chiều cao khác nhau đáng kể giữa những đứa trẻ cùng tuổi là điều bình thường. Nếu bạn quá lo lắng về sự phát triển chiều cao và cân nặng của con mình có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa để có biểu đồ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn.