Các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 luôn muốn tìm kiếm một phương pháp dạy bé đánh vần đơn giản, hiệu quả, giúp con nhớ lâu và thực hành tốt. Để hỗ trợ ba mẹ trong quá trình dạy bé học cách đánh vần, bài viết dưới đây đã đưa ra những gợi ý siêu hay, siêu dễ, mời ba mẹ cùng khám phá ngay nhé. 

dạy bé cưng tập đánh vần

Thời điểm bắt đầu dạy bé đánh vần

Khi em bé chào đời đã bắt đầu làm quen với mọi âm thanh, ngôn ngữ về một thế giới mới. Khi bé bước vào mẫu giáo và chuẩn bị lên lớp 1 chính là thời điểm vàng để dạy bé đánh vần và làm quen với các quy tắc trong đánh vần. 

Nếu bé được dạy đánh vần đúng cách sẽ rất dễ tiếp thu và biết cách thực hành vào trong bài học. Đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng tới khả năng đọc, nói, viết của bé sau này. 

Việc dạy bé học đánh vần thực sự không hề đơn giản bởi con vừa mới làm quen với chữ cái và quy tắc ghép vần nên nếu như phương pháp áp dụng không phù hợp sẽ khó đưa lại được kết quả tốt. 

Rất nhiều ba mẹ đã chia sẻ rằng khi họ dạy con đánh vần thì bé rất tập trung nhưng sau đó lại không nhớ những gì đã được học trước đó hay bé tỏ ra không hứng thú với việc học đánh vần. Tất cả điều này đều xuất phát từ nguyên nhân sai phương pháp nên ba mẹ cần phải có một cách dạy khoa học hơn để giúp con hứng thú, nhớ lâu và đánh vần chính xác. 

Dạy bé đánh vần đúng thời điểm
Dạy bé đánh vần đúng thời điểm

Bí quyết dạy bé đánh vần 

Dạy bé bảng chữ cái tiếng Việt, âm đọc chữ cái

Tiếng Việt là sự tạo thành từ các chữ cái, cho nên khi dạy trẻ đánh vần thì ba mẹ nên bắt đầu dạy con về bảng chữ cái và cách phát âm chính xác của chúng. 

Dạy trẻ biết sự khác biệt giữa tên của chữ cái và cách phát âm để con không bị nhầm lẫn. Ví dụ, tên của chữ cái là bê, xê, dê… thì cách phát âm của chúng tương ứng sẽ là bờ, cờ, dờ…

Phải cho con nắm được chữ cái sau đó ba mẹ mới dạy con ghép vần và làm quen với mặt chữ. Dạy bé theo đúng từng bước và quy trình mới đưa lại hiệu quả, không nên nóng vội dạy con ghép vần trong khi con chưa được học về chữ cái. 

Dạy bé đánh vần bắt đầu bằng học chữ cái
Dạy bé đánh vần bắt đầu bằng học chữ cái

Dạy con làm quen với mặt chữ

Cho con làm quen với mặt chữ bằng cách mua các thẻ từ hoặc bộ học chữ cái được bán sẵn từ nhà sách. Các họa tiết trang trí đẹp mắt và ngộ nghĩnh dễ kích thích thị giác của con, khiến trẻ yêu thích và học chăm chỉ hơn, tương tác nhiều hơn. 

Bạn có thể dán các bộ chữ cái trong phòng bé hoặc trong phòng khách để mỗi lúc chơi với con thì mẹ có thể hỏi bé về chữ cái đó để con trả lời. Cứ thực hành như vậy sẽ giúp bé làm quen dần và ghi nhớ được mặt chữ một cách tốt nhất. 

Dạy dấu câu 

Dấu câu là thành phần quan trọng trong quá trình dạy bé học đánh vần, sau khi con quen mặt chữ thì ba mẹ tiến hành dạy bé về 5 dấu câu dưới đây:

  • Dấu Sắc: ký hiệu ( ´ ), dấu sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh. 
  • Dấu Huyền: ký hiệu ( ` ), dấu huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ.
  • Dấu Hỏi: ký hiệu  ( ˀ ), dấu hỏi được dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng.
  • Dấu Ngã: ký hiệu ( ~ ), dấu ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay.
  • Dấu Nặng: kí hiệu ( . ), dấu nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống. 

Khi đã biết được cách phát âm, mặt chữ và các dấu câu thì cha mẹ bước vào giai đoạn chính là dạy bé học đánh vần chữ cái. Giúp con ghép các chữ cái thành vần và kết hợp với dấu câu cho chính xác. 

Dạy bé đánh vần

Trong cách dạy bé đánh vần thì quá trình ghép chữ chiếm nhiều thời gian hơn cả, cùng đòi hỏi nhiều cố gắng và nỗ lực ở cả con cái và ba mẹ. 

  • Dạy con thứ tự đánh vần: Dạy bé đánh vần ghép chữ bắt đầu bằng quy tắc đánh vần. Mỗi tiếng trong tiếng Việt được cấu tạo gồm 3 bộ phận đó là âm đầu, vần và thanh. Trước tiên, dạy bé ghép phần vần, rồi tiếp đến là ghép âm đầu với phần vần và sau cùng ghép cùng với thanh (dấu câu). Ví dụ, dạy bé đánh vần chữ “Sách” thì đầu tiên sẽ là “a” + “ch” thành “ach”. Rồi nối chữ “s” với vần “ach” tạo thành “sach”, thêm dấu sắc, ta có “sách”. 
  • Dạy con đánh vần những từ đơn giản trước: Cách dạy trẻ đánh vần tốt nhất đó chính là bắt đầu với những từ đơn giản và gần gũi xung quanh bé. Ví dụ như đánh vần “ba”, “mẹ”, “bà”, “ông”, rồi đến các loài vật, đồ vật có trong gia đình. Khi bé quen với việc đánh vần hơn thì ba mẹ mở rộng về các từ ngữ mới, độ khó tăng lên.
  • Kiên nhẫn dạy con đánh vần với những từ khó: Trong tiếng Việt có những từ dài và khó đánh vần nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong khi học. Lúc này ba mẹ không nên nôn nóng mà cần kiên trì cùng con học tập, tạo hứng thú cho con.
Kiên nhẫn cùng con học đánh vần
Kiên nhẫn cùng con học đánh vần

Dạy bé đánh vần thông qua trò chơi

Cách dạy bé học đánh vần khá hay và được nhiều cha mẹ áp dụng đó chính là thông qua trò chơi. Thời điểm con học đánh vần là lúc trẻ vô cùng hiếu động, việc vừa học vừa chơi tạo nên nhiều hứng thú và thu hút con học hơn. Trò chơi đánh vần thường sẽ là những trò chơi đơn giản, dễ chơi, cho con đánh vần từ những chữ đơn giản và thông dụng đến những chữ phức tạp và tăng dần về độ khó. 

Bạn có thể cho con chơi học đánh vần với các bạn đồng trang lứa khác để giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn. Một vài phần quà nhỏ khi các con đánh vần đúng cũng là ý tưởng hay để trẻ hào hứng tham gia trò chơi và không thấy bị nhàm chán.

Khi chơi trò chơi, nếu trẻ đánh vần sai hoặc đánh vần một cách khó khăn, bạn nên nhẹ nhàng, chậm rãi sửa lỗi cho con. Ba mẹ sẽ thành công trong việc dạy dỗ trẻ nếu như biết cách nắm bắt tâm lý và những điểm mạnh, điểm yếu của con. 

Dạy con đánh vần qua trò chơi
Dạy con đánh vần qua trò chơi

Cho con tham gia vào các hoạt động vui chơi chung

Hiện nay có rất nhiều hoạt động vui chơi dành cho con trẻ, trong đó có lớp học đánh vần. Bạn nên cho con tham gia hoạt đồng chung để bé hoạt ngôn, tự tin và việc học đánh vần cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Thực tế, những đứa trẻ được tham gia các hoạt động nhiều rất bổ ích cho sự phát triển của con. Con sẽ bớt nhút nhát, trở nên lanh lợi hơn, đồng thời học đếm, học đánh vần cũng khiến con hứng thú tham gia và có được kết quả tốt. 

Những lưu ý khi dạy bé đánh vần

Khi dạy bé đánh vần thì ba mẹ cũng cần phải lưu ý những điều sau đây: 

  • Xây dựng cho con thói quen học đánh vần: Ba mẹ hãy dành thời gian cho con học đánh vần mỗi ngày giúp bé hình thành nên thói quen và sự tự giác. Có thể vận dụng những thời gian sinh hoạt cùng con để dạy trẻ đánh vần như lúc đi tắm, trước khi con đi ngủ. Không ép con học quá nhiều vì rất khó để trẻ ghi nhớ, mọi thứ nên bắt đầu từ đơn giản và tăng dần về độ khó khi con đã tập quen hơn. 
  • Luôn đảm bảo dạy con đánh vần theo nguyên tắc: Khi dạy trẻ, ba mẹ cần phải là người nắm được chính xác nguyên tắc và quy luật của việc đánh vần. Bởi chỉ có như vậy thì mới truyền tải và giúp bé đánh vần chính xác. Ba mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách đánh vần lớp 1 chuẩn để dạy con và mang lại kiến thức chuẩn nhất cho bé, bởi việc đánh vần chính là bước đệm đầu tiên cho quá trình học viết, học nói của con về lâu dài sau này. 
  • Kiên nhẫn dạy trẻ từng bước một: Trẻ học đánh vần trong thời gian đầu có thể gặp khó khăn do nó khá mới đối với thế giới của con. Nhiều ba mẹ lại hay nôn nóng trong lúc dạy trẻ đã vô hình tạo nên áp lực khiến con không thoải mái, dẫn đến khó tiếp thu. Cho nên ba mẹ cần phải kiên trì dạy bé từng chút một, áp dụng phương pháp dạy khoa học ở trên để con luôn trong trạng thái tốt nhất để học điều mới. 
  • Không giận dữ, quát nạt khi con đánh vần sai: Khi chưa quen với việc đánh vần thì việc trẻ đánh vần sai là điều dễ gặp. Lúc này ba mẹ tuyệt đối không quát nạt con mà hãy nhẹ nhàng chỉ ra điểm sai và giúp con phát âm chính xác. Việc dạy dỗ con cái không phải đơn giản, nó cần sự kết nối lớn nên chắc chắn ba mẹ và con cái đều cần phải cùng nỗ lực với nhau. 
  • Khen ngợi khi con phát âm đúng: Sự cổ vũ và khen ngợi của ba mẹ đối với con cái là động lực cực kỳ to lớn. Khi con phát âm đúng hãy vỗ tay và khen ngợi để tạo niềm vui cho trẻ, khuyến khích con học tập chăm chỉ và cố gắng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những lời khen và sự công nhận của ba mẹ chính là động lực lớn đối với sự cố gắng của trẻ, giúp con cảm thấy luôn được quan tâm và nỗ lực nhiều hơn. 
  • Thường xuyên ôn tập cùng con: Việc học đánh vần cần diễn ra thường xuyên và ba mẹ hãy cùng con ôn tập để xem thử trẻ có nhớ và thực hành đúng hay không. Đồng thời việc ôn tập sẽ giúp ba mẹ biết được các trở ngại mà con đang gặp phải trong việc học đánh vần, để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy bé phù hợp nhất.
  • Tạo cho con môi trường thoải mái khi học: Dạy trẻ đánh vần đúng cách không thể thiếu được một môi trường học tập đầy đủ. Cho con tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn, trò chuyện với con nhiều để con cảm nhận được ngôn ngữ nhanh chóng, trực quan. 

Hy vọng rằng với những chia sẻ về bí quyết dạy bé đánh vần trên đây sẽ giúp ích nhiều cho ba mẹ trong hành trình cùng con học hành và khám phá thế giới. Chỉ cần áp dụng đúng phương pháp thì chắc chắn bé sẽ nhanh chóng tiếp thu và đánh vần cực tốt.