Tập nói cũng là một trong các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Biết được trẻ mấy tháng biết đi sẽ giúp ba mẹ có căn cứ hỗ trợ con tốt nhất trong giai đoạn phát triển của con.
Trẻ mấy tháng tuổi biết nói?
Từ khi còn trong bụng mẹ, nhiều trẻ đã được tiếp xúc với âm nhạc, ngôn ngữ bằng hình thức thai giáo. Nhiều trẻ sẽ có phản ứng khi nghi tiếng ba hay mẹ nói chuyện với em bằng cách đạp vào bụng mẹ. Đây được xem là một điều tuyệt vời khi ba mẹ giao tiếp với con ngay từ khi con còn trong bụng mẹ.
Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể làm quen với âm thanh. Trẻ sơ sinh giao tiếp bằng cách khóc, để thể hiện mong muốn của mình. Giai đoạn này bạn đã có thể giao tiếp với bé, khi bạn nói chuyện với bé, bé có thể tạo ra âm thanh ậm ừ, ê a như đang trò chuyện cùng bạn. Nhưng đến giai đoạn 3 tháng tuổi trở đi bé mới bắt đầu vào giai đoạn tập nói .
Bắt đầu từ tháng thứ 3 khả năng quan sát và lắng nghe âm thanh của bé tốt hơn, bé sẽ theo dõi cử động môi của mọi người cũng như cảnh vật xung quanh. Giai đoạn này ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu của bé vẫn là tiếng khóc, khóc khi đói hoặc khi cảm thấy không thoải mái, ê a, ậm ừ, khả năng tương tác bằng âm thanh của trẻ tốt hơn, cười thành tiếng có thể ngân nga giai điệu ê â ư dài hơn.
Từ tháng thứ 6, trẻ có phản ứng khi được gọi tên, đã có thể nói những từ âm lặp lại như ba ba, bà bà, mama. Ở giai đoạn này trẻ có thể sử dụng âm thanh để thêm thiện cảm xúc của bạn thân ( vui vẻ, buồn, sợ hãi, tức giận,…).
Khi bé được 12 tháng bé có thể gọi ba, bà, mẹ và một số từ đơn giản và biết phản ứng như gật đầu cảm ơn, lắc đầu nói có hay không, hay vẫy tay chào tạm biệt. Giai đoạn này trẻ có thể hiểu mình đang nói gì và thực hiện theo yêu cầu của người lớn.
Trẻ 18 tháng tuổi vốn từ vựng của trẻ đã được từ 10-20 từ, bé đã có thể diễn đạt ý muốn với người lớn bằng những câu từ đơn giản
Khi bé 2 tuổi, bé có thể phân biệt được các đồ vật hay các bộ phận trên cơ thể, bé có thể chỉ hoặc kể ra đâu là mắt mũi miệng hay đưa đúng đồ vật mà người lớn hỏi. Bé có thể sử dụng các cụm từ ngắn và câu đơn giản, lúc này bé phát âm chưa rõ chữ nhưng ba mẹ vẫn có thể hiểu được 50% những gì bé nói.
Khi lên 3 tuổi, bé bắt đầu hiểu hơn về mốc thời gian (sáng, trưa, tối), các từ chỉ địa điểm (nhà, công viên, siêu thị) ,xác định vị trí của đồ vật (trên, dưới, trong, ngoài) các cảm xúc vui, buồn, lo lắng, sợ hãi.
3 năm đầu đời được xem là giai đoạn vàng cho việc học nói của trẻ, ba mẹ cần lưu ý đến môi trường sống và cách giáo dục vì bé hiểu được lời nói, lời dạy của ba mẹ và có thể bắt chước nói theo những gì mình nghe được.
Dấu hiệu trẻ chậm nói ba mẹ cần chú ý?
Ba mẹ thường thắc mắc “Trẻ con mấy tuổi biết nói” và hay lo lắng xem con mình có bị chậm nói hay không “Dấu hiệu của trẻ chậm nói như thế nào. Để biết trẻ có đang bị chậm nói hay không nên dựa vào những cột mốc trong quá trình phát triển ngôn ngữ để so sánh với mức độ phát triển của trẻ.
Nếu như ba mẹ nhận thấy bé có những dấu hiệu sau hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngày đẻ có những lời khuyên tốt nhất:
- Bé 7 tháng tuổi nhưng không có bất kỳ phản ứng nào với âm thanh hoặc không tạo ra âm thanh nào cả.
- Bé 12 tháng tuổi, bé vẫn không nói được từ nào và không có phản ứng khi được gọi tên.
- Bé 18 tháng tuổi nhưng trẻ vẫn chưa biết nói, thích dùng cử chỉ hơn lời nói giao tiếp, trẻ gặp khó khăn khi bắt chước âm thanh, hầu như không hiểu những yêu cầu cơ bản.
- Bé 2 tuổi chậm nói chỉ có thể bắt chước chứ không thể nói những điều mình muốn, chỉ có thể nói lập đi lập lại một vài từ ngữ hoặc có giọng nói khác thường (giọng nghẹt mũi, giọng rè rè,…)
Bí quyết giúp bé biết nói sớm
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ như gen di truyền, môi trường sống, môi trường giáo dục. Ba mẹ có thể chủ động dạy con tập nói, giúp trẻ tăng khả năng phát triển ngôn ngữ bằng những cách sau đây:
Tập nói chuyện bằng cách thường xuyên trò chuyện với bé. Ba mẹ hãy nói một từ mà con mình có thể học được, sau đó tạm dừng và cho con cơ hội bắt chước từ đó.
Khuyến khích bé khi bé bắt đầu lặp lại từ bạn nói, nếu bé vẫn chưa sẵn sàng để lặp lại, hãy nói với bé “Không sao đâu, chúng ta sẽ thử lại vào lúc khác”, đừng ép buộc bé nói cũng như đừng chỉ trích khi bé đọc sai. Hãy mỉm cười thường xuyên với bé, đặc biệt là khi bé đang cố gắng nói chuyện với bạn.
Đọc sách, kể chuyện cho bé. Ba mẹ nên sử dụng những quyển sách có kèm nhiều hình ảnh minh họa sinh động, bắt mắt hoặc có thêm âm thanh cho bé dễ hình dung về hình dạng, cách phát âm, tên gọi của những gì được dạy. Hình ảnh giúp phát triển khả năng nhận thức về thị giác, âm thanh sẽ giúp phát triển khả năng nghe của bé.
Khuyến khích bé gọi tên những sự vật đơn giản, lặp lại những gì bạn nói. Có một điều đặt biệt là các chuyên gia đồng ý rằng việc đọc sách cho con bạn (bắt đầu từ sớm và tiếp tục ngay cả khi chúng có thể tự đọc) là một thói quen nền tảng sẽ nuôi dạy những đứa trẻ thông minh và tốt bụng.
Hát cho bé nghe hoặc cho bé nghe nhạc và khuyến khích bé hát theo. m nhạc là thứ âm thanh diệu diệu kỳ với những giai điệu có thể lắng đọng trong tâm trí nhiều giờ liền. Cho bé nghe những bài hát mà bé yêu thích, bé có thể nhảy nhót theo bài hát và ngân nga theo giai điệu của bài hát. Những bài hát thiếu nhi “ Con cò bé bé, Cháu yêu bà, Con bướm vàng…” hoặc “Baby shark” là bài hát tỷ view, rất được các bé yêu thích với giai điệu vui tươi, lời bài hát dễ nhớ.
Cho bé tiếp xúc với mọi người, với thế giới xung quanh bằng cách dẫn bé ra ngoài chơi. Khi bé được ra ngoài, bé có thêm cơ hội được tiếp xúc với nhiều người, được khám phá môi trường xung quanh, được tương tác với mọi người giúp tăng nhu cầu được giao tiếp của trẻ, bé sẽ học nói nhanh hơn.
Không nên cho bé tiếp xúc nhiều với tivi và điện thoại khi còn quá nhỏ. Điều này có thể khiến bé thu mình lại, ngại giao tiếp, thậm chí ảnh hưởng tới mắt của trẻ. Bên cạnh đó việc xem tivi, điện thoại cũng giống như đọc sách có hình ảnh trực tiếp giúp bé tăng khả năng nhận thức và khả năng ngôn ngữ.
Nhiều mẹ muốn bé ngồi ăn ngoan, hay ngoan ngoãn chơi để tranh thủ làm việc nhà nên thường mở TV hay dùng điện thoại thông minh cho bé xem. Đây là lý do phổ biến khiến trẻ chậm nói, vì khi xem TV hay ddienj thoại trẻ không cần phải nói, chỉ cần ngồi yên xem hình ảnh, điều này vô tình khiến bé không muốn giao tiếp và chơi cùng mọi người xung quanh. Ba mẹ lưu ý cần định mức thời lượng cụ thể và loại chương trình phù hợp với độ tuổi của bé.
Hy vọng bài viết này có thể giúp ba mẹ hiểu hơn về các giai đoạn phát triển khả năng tập nói của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Thay vì lo lắng “ trẻ mấy tháng biết nói” ba mẹ nên dành thời gian quân tâm, trò chuyện, lắng nghe, tạo điều iên môi trường ngôn ngữ thuận lwoij cho việc dạy dỗ phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ có khả năng nói chuyện linh hoạt hơn.